-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Số lượng:
Tổng tiền:
Tay nắm cửa tủ lạnh là bộ phận mà chúng ta thường tiếp xúc để mở tủ lạnh, nhất là khi nấu ăn bạn sẽ thường xuyên phải mở đóng tủ lạnh để lấy thực phẩm. Khi đó bàn tay sẽ bị dính dầu mỡ và làm vi khuẩn lây lan.
Vì vậy, bạn hãy lau tay nắm cửa thường xuyên bằng cách xịt nước lau bếp hoặc lau kính lên tay nắm rồi lau sạch là xong, việc này không mất nhiều thời gian.
Khi lau tủ lạnh, bạn cần lấy hết các loại thực phẩm bên trong trước, việc làm này giúp làm sạch trong lòng tủ một cách triệt để, không bỏ sót các ngóc ngách nào.
Đối với các lọ dưa muối hoặc lọ mứt cất trong tủ, bạn cũng cần dùng một miếng vải mềm thấm chất khử trùng để vệ sinh sạch bề mặt bên ngoài trước khi để lại vào tủ lạnh.
Việc quan trọng nhất sau khi vệ sinh sạch xong là bạn cần giữ tủ lạnh ngăn nắp để giảm tối đa khả năng vi khuẩn phát triển lây lan.
Do đó, bạn cần phải kiểm tra kỹ các loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh, tránh để các thực phẩm bị ôi, mốc vào tủ lạnh. Sau đó đậy kín chúng lại bằng nắp hoặc bằng màng bọc.
Cần chú ý tránh để tủ lạnh quá đầy, việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh của tủ từ đó khiến thực phẩm bị hỏng nhanh.
Khi vệ sinh tủ lạnh, điều cần làm đầu tiên là rút phích cắm điện và để khoảng 5 phút, vì nếu không ngắt phích cắm thì khi vệ sinh tủ bằng khăn ẩm rất nguy hiểm, có thể bạn sẽ bị giật điện và làm giảm chất lượng làm lạnh của tủ về sau.
Khi vệ sinh bạn cần mở cửa tủ lạnh, điều này khiến khí lạnh bên trong tràn ra ngoài, nếu không rút phích cắm điện thì bên trong tủ lạnh phải tăng công suất hoạt động vì không đủ làm lạnh dễ dẫn đến dàn lạnh của tủ bị hỏng. Do đó, bạn nên rút phích cắm trước khi vệ sinh tủ để vệ sinh tủ được an toàn hơn.
Bạn nên kiểm tra định kỳ và lọi bổ các loại thực phẩm đã hết hạn hoặc không còn sử dụng được. Vì thông thường rau củ, hoa quả để quá lâu trong tủ lạnh đã bị thối, nếu không được loại bỏ sẽ làm môi trường tủ lạnh bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến chất lượng làm lạnh và bảo vệ đồ ăn.
Với những mảng đá bám chặt trên ngăn đá, người dùng thường dùng những vật nhọn để cạy chúng ra. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn sai lầm vì sẽ vô tình làm thủng và làm hỏng dàn lạnh, khi đó khí gas sẽ theo lỗ thủng ra ngoài, gây nổ nguy hiểm tới sức khỏe.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng làm lạnh của tủ sau khi được sửa chữa hoàn thiện, do đó để loại bỏ đá bám chặt trên ngăn đá bạn chỉ cần rút phích cắm và mở cánh tủ ra để đá tự tan ra sau đó lau đi là được.
Khi dọn dẹp nhà cửa, bạn thường dùng nước nóng để lau nhà, giặt đồ,… điều này làm tăng hiệu quả làm sạch. Nhưng đó cũng sẽ là việc không nên làm khi vệ sinh tủ lạnh, Nước nóng sẽ làm biến dạng các ngăn tủ. Khiến cánh tủ không được khít, gây thoát hơi lạnh và ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của tủ.
Cách tốt nhất là dùng miếng vải mềm và nước tẩy rửa lau chùi nhẹ nhàng bên trong tủ là được.
Vệ sinh tủ khi dùng khăn quá ướt sẽ khó để làm khô bên trong tủ, việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trong tủ và xâm nhập vào thức ăn của bạn. Theo nghiên cứu khoa học thì tủ lạnh có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, nguy hiểm nhất là vi khuẩn E. coli.
Việc dùng nước quá nhiều sinh ra nhiều hơi ẩm, gây ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của tủ.
Vải thô sẽ không thể lau sạch hoặc hút hết nước để làm khô cho tủ, mà còn dễ gây xước bề mặt tủ. Hỏng gioăng cao su cánh tủ. Vì vậy, bạn nên sử dụng miếng xốp mềm hoặc khăn mềm để lau lại tủ lần cuối trước khi khởi động lại tủ.
Bạn thường có thói quen cắm tủ ngay sau khi vệ sinh. Nhưng việc này hoàn toàn sai lầm khiến cho tủ không thể làm lạnh hoặc lâu dài gây nên hỏng tủ. Bởi sau khi rút phích điện, Gas trong tủ chưa "hồi" về hết bình nên gây nên làm lạnh kém.
An toàn nhất là sau khi vệ sinh tủ xong. Hãy mở cửa tủ cho khô thoáng chừng 1-2 giờ sau đó hãy cắm lại điện để tủ làm lạnh.
Số lượng:
Tổng tiền: